Đức là quốc gia lớn thứ 5 châu Âu với tổng diện tích là 357.022 km2, tiếp giáp với Đan Mạch, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Áo, Thụy Sĩ, Pháp, Bỉ, Luxembourg và Hà Lan. Nơi đây là một trong những nền kinh tế trụ cột của Liên minh châu Âu, được mệnh danh là “miền đất của cơ hội” khi sở hữu tỉ lệ việc làm của cư dân khá cao. Giáo dục đại học của Đức cũng thu hút sinh viên quốc tế nhờ vào chất lượng giáo dục cao và một số chính sách miễn học phí hoặc cấp học bổng.
Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã bầu chọn Đức là quốc gia dành cho giới trẻ tuyệt vời nhất thế giới năm 2016. Không chỉ sở hữu cuộc sống thú vị, Đức còn nằm trong nhóm các hệ thống giáo dục mạnh nhất toàn cầu, thu hút đông đảo sinh viên khắp thế giới tham gia nhập học mỗi năm. Theo UNESCO năm 2020, Đức xếp thứ 4 về số lượng sinh viên quốc tế đến học. Theo Institute of International Education năm ngoái, có hơn 324.000 sinh viên quốc tế du học Đức để trải nghiệm học vấn tại môi trường giáo dục đa văn hóa sôi động bậc nhất châu Âu.
Kinh tế
Đức là nền kinh tế lớn nhất ở châu Âu và đứng thứ tư trên thế giới. Nhiều thương hiệu Đức nổi tiếng trên toàn cầu và trở thành nhà tiên phong đáng tin cậy ở nhiều lĩnh vực trên thị trường như BMW, Mercedes, Audi, Siemens, Bayer... Trình độ sản xuất cao và chất lượng hàng hóa của các sản phẩm “Sản xuất tại Đức” được người tiêu dùng khắp thế giới công nhận và tín nhiệm. Hầu hết mặt hàng xuất khẩu của Đức là sản phẩm trong các lĩnh vực kỹ thuật điện, cơ điện tử, máy móc hạng nặng, công nghiệp ô tô, công nghệ môi trường, dược phẩm, hóa chất... Khoa học, kỹ thuật, công nghệ cũng là thế mạnh đào tạo của Đức.
Với việc duy trì và mở rộng quan hệ thương mại khắp thế giới, các công ty Đức tăng cường tuyển dụng những chuyên gia quốc tế có trình độ cao. Điều này mở ra triển vọng và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên quốc tế du học và tốt nghiệp tại Đức.
Chính trị
Cộng hòa Liên bang Đức được thành lập năm 1949. Berlin được chọn làm thủ đô của Đức sau khi hai miền nước này thống nhất vào năm 1990. Đức được chia thành 16 bang. Mỗi bang có quyền tự do chính trị để đưa ra các quyết định riêng, ví dụ như trong các vấn đề văn hóa và giáo dục.
Khí hậu
Đức có khí hậu lục địa ôn hòa trong cả nước với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá, tuy nhiên rất hiếm khi xảy ra băng giá hoặc tuyết kéo dài. Mưa rơi quanh năm. Nhiệt độ ban ngày trung bình hàng tháng của tháng 1 là 3oC và vào tháng 7 là 22oC. Nhiệt độ cực đoan đôi khi lên tới -10oC vào mùa đông và 35oC vào những tháng hè.
Do có nhiều vùng núi và đồi khác nhau, sự thay đổi thời tiết diễn ra trên khắp nước Đức. Ngay cả trong bán kính 100 km, bạn có thể gặp sự khác biệt lớn về nhiệt độ và lượng mưa. Bất chấp sự khác biệt lớn về khí hậu mà bạn nhận thấy ở Đức, có một khoảng thời gian thường được xem là tốt nhất để du lịch. Đó là từ tháng 5 đến tháng 9.
Con người
Người Đức có xu hướng tiết kiệm, hợp lý và tôn trọng quyền riêng tư của nhau. Họ coi trọng các quan niệm về gia đình và cộng đồng, thường tôn trọng cấu trúc và luật lệ của xã hội. Không có nơi nào mà ý thức trật tự này rõ ràng hơn trong văn hóa kinh doanh của Đức. Người Đức chăm chỉ, có kỷ luật và hiệu quả, thường dành thời gian suy nghĩ khá thực tế về cách giải quyết một vấn đề. Họ cực kỳ đúng giờ, xem trọng truyền thống và có khả năng sáng tạo cao.
Trước những năm 1950, có rất ít dân tộc thiểu số ở Đức. Vào đầu thế kỷ 21, hơn 1/10 dân số Đức – khoảng 8 triệu người – không phải là người Đức. Chỉ riêng năm 2015, hơn 1 triệu người đã di cư đến đây. Cơ cấu dân số gồm: hơn 88% là người Đức, 3,4% người Thổ Nhĩ Kỳ, 1% người Ý, cộng đồng người Hy Lạp, Serb, Nga và khoảng 5,5% các dân tộc khác.
Tuổi thọ của người dân Đức – khoảng 75 tuổi với nam và 80 tuổi với nữ - thuộc hàng cao nhất thế giới. Đức có mật độ dân số cao so với hầu hết quốc gia châu Âu khác. Tuy nhiên đây lại là một trong những nước có tỉ lệ sinh thấp nhất thế giới. Để ngăn chặn tình trạng suy giảm dân số trong thời gian dài, Đức nỗ lực xây dựng các chính sách nhằm khuyến khích gia tăng tỉ lệ sinh – đặc biệt bằng cách trợ cấp chăm sóc trẻ em, cung cấp phúc lợi và các ưu đãi thuế khác cho các gia đình.
Giao thông
Đức có mạng lưới giao thông và thông tin liên lạc dày đặc. Vị trí địa lý ở trung tâm châu Âu cũng khiến Đức trở thành một đầu mối quan trọng trong giao thông vận tải và thông tin liên lạc của khu vực. Đường thủy với nhân tố chính là sông Rhine và mạng lưới kênh đào, các cảng Hamburg, Weser và Emden; đường sắt hiện đại với tốc độ cao lên đến 250 km/giờ; đường cao tốc kết nối trực tiếp qua biên giới với hệ thống tương tự của Đan Mạch, Hà Lan, Bỉ, Pháp và Áo; sân bay Frankfurt lớn nhất nước Đức là một trong những sân bay bận rộn nhất thế giới…
Phúc lợi và chăm sóc sức khỏe
Hệ thống phúc lợi xã hội của Đức là một trong những hệ thống công phu nhất và bao quát nhất thế giới. Tiên phong trong việc thiết lập các phúc lợi xã hội, đế quốc Đức vào những năm 1880 đã trở thành quốc gia đầu tiên cung cấp bảo hiểm y tế và tai nạn, phúc lợi và lương hưu cho công nhân và nhân viên cũng như bảo hiểm cho thợ mỏ. Hệ thống phúc lợi của Đức đã từng là hình mẫu ở các nước khác.
Đức cũng cung cấp một số hệ thống bảo hiểm đặc biệt như góa phụ chiến tranh, trẻ mồ côi và nông dân. Bảo hiểm thất nghiệp được tài trợ thông qua các khoản khấu trừ từ tiền lương và tiền công. Trợ cấp được thực hiện cho các gia đình có một hoặc nhiều con. Phụ cấp công cộng được cấp cho những người bị tàn tật do thương tật thời chiến, cho dù là quân nhân hay dân thường.
Vào cuối thế kỷ 20, khoảng 9/10 dân số Đức được bảo hiểm y tế theo luật định (công) và quốc gia này được xếp hạng trong số những quốc gia có tỉ lệ cao nhất thế giới về chi phí chăm sóc sức khỏe do chính phủ chi trả - khoảng 90% tất cả các chi phí phát sinh. Những cải cách vào đầu thế kỷ 21 đã khiến bảo hiểm y tế trở nên bắt buộc đối với tất cả những người sống ở Đức. Dịch vụ chăm sóc y tế ở Đức rất tuyệt vời, ngay cả những vùng nông thôn cũng được phục vụ tốt.
Việc làm
Cơ hội việc làm tại Đức trong và sau quá trình học là một trong những lý do thu hút sinh viên quốc tế đến nước này học tập.
Sinh viên quốc tế du học Đức được phép làm thêm tối đa 120 ngày một năm. Sinh viên có thể liên hệ bộ phận dịch vụ sinh viên của trường đại học hoặc cơ quan việc làm ở địa phương để được hỗ trợ thông tin việc làm. Có nhiều công việc bán thời gian cho sinh viên. Tuy nhiên, bạn nên tìm một công việc liên quan đến ngành học của mình. Ví dụ, sinh viên chuyên ngành hóa học có thể làm nhân viên tại phòng thí nghiệm của trường. Các trường đại học Đức cũng cung cấp nhiều vị trí việc làm bán thời gian cho sinh viên như: gia sư, trợ lý học tập, nhân viên hành chính... Công việc bán thời gian bên ngoài trường học phổ biến với sinh viên như: giao báo, phục vụ bàn, pha chế, trông trẻ, nhân viên bán vé tại các địa điểm văn hóa – giải trí... Nếu bạn kiếm được hơn 450 EUR/tháng từ công việc bán thời gian, bạn phải đóng thuế.
Đức có nền kinh tế phát triển sôi động, là nơi đặt trụ sở của hàng ngàn công ty ở nhiều ngành nên cơ hội việc làm rất dồi dào với sinh viên tốt nghiệp đại học có chuyên môn và kỹ năng tốt. Sinh viên các nước ngoài EU có thể làm việc tại Đức bằng cách gia hạn giấy phép cư trú lên đến 18 tháng sau khi tốt nghiệp. Trong thời gian này, nếu tìm được công việc với hợp đồng lao động tối thiểu 1 năm, bạn có thể nộp đơn xin giấy phép cư trú có thời hạn 4 năm.
Cơ hội việc làm – bán thời gian hay toàn thời gian – rộng mở hơn với người có trình độ tiếng Đức.
TẠI SAO BẠN NÊN LỰA CHỌN ĐỨC LÀM ĐIỂM ĐẾN DU HỌC?

Giáo dục đại học top 10 châu Âu, miễn học phí
Đức là một trong những trung tâm học thuật lớn cho sinh viên khắp thế giới. Đức có các trường đại học được xếp hạng tốt nhất, bằng cấp được quốc tế công nhận mang đến triển vọng về khả năng được tuyển dụng. Tiếng Đức là ngôn ngữ mẹ đẻ được sử dụng nhiều nhất ở châu Âu, đem đến nhiều lợi thế và cơ hội cho sinh viên. Hầu hết các trường đại học công lập Đức đều miễn học phí chương trình cử nhân cho cả sinh viên quốc tế!
Vì hầu hết các trường đại học công lập của Đức đều có từ thời Trung Cổ, nên họ tuân theo truyền thống giáo dục chất lượng. Ngay cả các tổ chức mới hơn cũng theo cùng một di sản và chương trình giảng dạy phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế đương đại. Cơ sở hạ tầng hiện đại, các giáo sư kỳ cựu, đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản mang đến những trải nghiệm quý báu và chất lượng cho người học.
Hàng ngàn chương trình và ngành học
Hơn 400 trường đại học Đức cung cấp hàng ngàn chương trình cấp bằng. Các lĩnh vực phổ biến: y khoa, kỹ thuật, toán và khoa học tự nhiên, nông – lâm, luật – kinh tế - xã hội, nhân văn, ngôn ngữ - văn hóa, nghệ thuật. Sinh viên quốc tế có thể lựa chọn chương trình đào tạo bằng tiếng Anh hoặc tiếng Đức.
Hoạt động theo cải cách Bologna, các trường đại học Đức đảm bảo rằng sinh viên nhận được bằng cấp được quốc tế công nhận cho tất cả các khóa học từ đại học đến tiến sĩ và thậm chí cao hơn nữa. Hơn 14.500 chương trình cấp bằng cử nhân và thạc sĩ có sẵn ở Đức.
Triển vọng nghề nghiệp ở nền kinh tế phát triển
Với quy mô kinh tế lớn thứ tư thế giới và hàng ngàn công ty trong các ngành công nghiệp, Đức có nhu cầu tuyển dụng cao với sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn và kỹ năng tốt. Sinh viên quốc tế được phép làm thêm trong khi học và được gia hạn giấy phép cư trú để tìm việc sau khi tốt nghiệp. Nếu bạn là công dân bên ngoài Liên minh Châu Âu, bạn có thể xin giấy phép cư trú 18 tháng sau khi tốt nghiệp.
Chất lượng cuộc sống cao, chi phí hợp lý
Sự phát triển của Đức đặt ra nhiều tiêu chuẩn cao trong sản xuất, dịch vụ và đời sống. Lối sống pha trộn giữa hiện đại và cổ điển, thành thị và nông thôn. Cộng đồng dân cư Đức đa dạng về chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ, đem đến trải nghiệm sống phong phú. Học phí thấp hoặc miễn học phí, sinh hoạt phí lại không đắt đỏ.
HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA ĐỨC
Toàn bộ hệ thống hoạt động dựa trên các quy định của Grundgesetz hoặc luật cơ bản. Cơ quan chủ chốt trong việc tạo ra các chính sách khoa học, giáo dục và nghệ thuật là Bộ Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên bang. Các bộ này hợp tác chặt chẽ với các bang của Đức để điều chỉnh hoạt động của các tổ chức.
Cấu trúc hệ thống giáo dục ở Đức
- Mầm non: Mẫu giáo là điểm khởi đầu của hệ thống giáo dục ở Đức, dành cho trẻ em từ 3 - 6 tuổi.
- Tiểu học hay Grundschule (giáo dục bắt buộc): Kéo dài 4 (các bang khác) hoặc 6 năm (ở Brandenburg, Berlin).
- Trung học (giáo dục bắt buộc): Được chia thành trung học cơ sở (Sekundarstufe I) và trung học phổ thông (Sekundarstufe II). Loại thứ nhất dành cho những người từ 10 – 15 hoặc 16 tuổi ở lớp 5/7. Loại thứ hai dành cho những người từ 15 hoặc 16 - 18 tuổi. Có các trường công lập Gymnasium cung cấp chương trình học bình thường; các trường giáo dục cơ bản Hauptschule để tuyển sinh đại học hoặc đào tạo nghề và Realschule đảm bảo giáo dục toàn diện trong phân khúc hướng nghiệp/đầu vào. Đức cũng có một số trường tư thục cung cấp giáo dục trung học (Ersatzschulen và Erganzungsschulen). Các trường trung học giúp chuẩn bị cho học sinh tham gia kỳ thi Abitur và các kỳ thi tuyển sinh khác.
- Đại học:
Đức không có quy định chung về giáo dục đại học trên toàn quốc. Mỗi bang ở nước này có các hướng dẫn và thực hành giáo dục đại học riêng dựa trên tiêu chuẩn thống nhất ở cấp quốc gia. Các trường đại học Đức cũng có thời gian tuyển sinh và một số yêu cầu khác nhau cho ngành học.
Sinh viên quốc tế du học Đức có thể đăng ký vào các trường đại học công lập, tư thục với chất lượng giáo dục cao. Có hơn 400 đơn vị giáo dục đại học được chính phủ Đức công nhận trên toàn quốc, cung cấp gần 20.000 khóa học cấp bằng. Phần lớn các trường đại học Đức được chính phủ tài trợ.
Có 3 nhóm trường đại học:
Đại học nghiên cứu
Truyền thụ kiến thức lý thuyết và các kỹ năng nghiên cứu học thuật. Các khóa học chuyên sâu về kiến thức học thuật ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Một số đại học nghiên cứu chuyên đào tạo về một lĩnh vực cụ thể như kỹ thuật. Đại học nghiên cứu là nơi bạn có thể học và nhận bằng tiến sĩ.
Đại học khoa học ứng dụng
Cung cấp các khóa học theo định hướng thực hành với mục tiêu sinh viên tốt nghiệp có thể thích ứng với môi trường làm việc ở lĩnh vực cụ thể. Nội dung và kế hoạch đào tạo của trường được điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu của cuộc sống nghề nghiệp. Ở đại học khoa học ứng dụng, trọng tâm là ứng dụng vào nghề nghiệp thực tế hơn là kiến thức lý thuyết. Thực hành là một phần của chương trình học, có thể kéo dài một hoặc nhiều học kỳ tùy chương trình. Sinh viên có thể thực tập và tham gia các dự án của doanh nghiệp thực tế ở Đức hoặc nước ngoài. Sinh viên có thể theo đuổi chương trình cử nhân, thạc sĩ ở nhiều lĩnh vực như công nghệ, kinh tế, khoa học xã hội và nhân văn, y học...
Chọn chương trình kết hợp giữa đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng
Sinh viên có cơ hội được đào tạo học thuật chuyên sâu kết hợp với bước vào cuộc sống làm việc. Khóa học nghiên cứu hợp tác giữa đại học nghiên cứu và đại học khoa học ứng dụng phù hợp với sinh viên có trình độ tiếng Đức tốt, thích vừa học vừa làm và muốn nhanh chóng đi làm. Nếu chọn khóa học này, sinh viên cũng sẽ ký hợp đồng với một công ty. Việc đào tạo sẽ diễn ra tại công ty và trường đại học.
Ngoài hồ sơ học tập, sinh viên cần tìm kiếm công ty phù hợp và nộp đơn xin việc, CV, bản sao các chứng chỉ. Quá trình lựa chọn thường gồm bài kiểm tra kỹ năng và phỏng vấn cá nhân.
Cao đẳng nghệ thuật, điện ảnh và âm nhạc
Đây là nơi đào tạo chuyên môn cho các lĩnh vực nghệ thuật (như âm nhạc, kiến trúc, kịch nghệ, múa, thiết kế công nghiệp và thời trang, nghệ thuật thị giác...). Bạn có thể nộp đơn vào nhóm trường này nếu dự định theo đuổi công việc của chuyên viên truyền thông, đạo diễn, quay phim, biên kịch, chuyên gia điện ảnh, truyền hình...
Trong yêu cầu nhập học, sinh viên cần thể hiện một tài năng cụ thể trong kỳ kiểm tra đầu vào. Hầu hết chương trình đào tạo của các trường cao đẳng nghệ thuật, điện ảnh và âm nhạc được giảng dạy bằng tiếng Đức.
ĐIỀU KIỆN DU HỌC ĐỨC 2024

Để du học Đức, bạn cần đáp ứng các yêu cầu về học thuật và tài chính. Cụ thể là:
Yêu cầu về năng lực học thuật
Để nộp đơn vào một trường đại học Đức, bạn cần đạt bằng cấp được trường công nhận, đó là “chứng chỉ đầu vào giáo dục đại học”. Nếu hồ sơ học tập của bạn không được đại học Đức công nhận, bạn cần tham gia một khóa học dự bị kéo dài 1 năm. Một số trường đại học còn yêu cầu ứng viên tham gia TestAS – một bài kiểm tra năng lực – được thiết kế cho sinh viên quốc tế đến từ các nước ngoài EU đăng ký tuyển sinh.
Chương trình | Yêu cầu |
Dự bị |
|
Cử nhân |
|
Thạc sĩ |
|
Điều kiện tài chính
Mặc dù bạn không phải trả học phí cho nhiều chương trình cử nhân, nhưng các trường đại học công ở Đức thu một khoản tiền nhỏ dành riêng cho chi phí hành chính, hội sinh viên và giao thông công cộng. Khoản thanh toán này được gọi là “đóng góp học kỳ” và được thanh toán vào đầu mỗi học kỳ. Giá của “đóng góp học kỳ” không vượt quá 350 euro. Nếu theo học chương trình sau đại học hoặc học tại các trường đại học tư thục, bạn cần chi trả học phí. Ngoài ra, sinh viên quốc tế cần chuẩn bị ngân sách cho chi phí sinh hoạt khi học tập tại Đức.
Theo quy định, mỗi sinh viên quốc tế tại Đức phải có ít nhất 11.208 euro trong tài khoản ngân hàng của mình để có thể tài trợ cho việc học trong ít nhất năm đầu tiên. Tương đương bạn cần có ít nhất 934 euro để chi tiêu mỗi tháng.
HƯỚNG DẪN CÁC BƯỚC DU HỌC ĐỨC CHO NGƯỜI MỚI TÌM HIỂU
1. Bắt đầu bằng việc chọn một chương trình học
Chọn một chương trình học tại một cơ sở giáo dục đại học ở Đức là bước đầu tiên để học tập tại Đức. Đầu tiên, hãy nghĩ về nghề nghiệp mà bạn muốn có trong tương lai. Điều này sẽ giúp bạn chọn chương trình học phù hợp. Bạn có thể tìm thấy hàng ngàn chương trình học tại Đức, với nhiều chương trình học quốc tế được cung cấp bằng tiếng Anh. Số lượng các chương trình bậc cử nhân được giảng dạy bằng tiếng Anh ít hơn so với các chương trình sau đại học.
Các trường đại học ở Đức rất xuất sắc về mặt học thuật. Ví dụ: Bảng xếp hạng Đại học Thế giới của The Times Higher Education đã xếp 9 trường trong số đó vào danh sách 100 trường đại học tốt nhất thế giới vào năm 2023. Tùy theo sở thích của mình, bạn có thể chọn học tại một trường đại học kỹ thuật, đại học khoa học ứng dụng hoặc trường cao đẳng nghệ thuật và âm nhạc.
2. Đảm bảo bạn đáp ứng các tiêu chí tuyển sinh đại học
Mỗi trường đại học có các tiêu chí cần được đáp ứng để được nhận vào học. Sau khi chọn chương trình học và trường đại học mà bạn cho là phù hợp với mình, điều bạn nên làm là xem xét các tiêu chí nhập học và đảm bảo rằng bạn đáp ứng tất cả các tiêu chí đó, vì chúng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để học tập tại Đức. Các trường có những yêu cầu cụ thể khác nhau, bao gồm trình độ đầu vào giáo dục đại học và ngôn ngữ.
Để đủ điều kiện, bạn cần có bằng cấp đầu vào giáo dục đại học được gọi là Hochschulzugangsberechtigung (HZB) hoặc Abitur. Nếu bằng cấp của bạn không được công nhận ở Đức, bạn sẽ phải tham gia khóa học dự bị một năm (Studienkolleg). Nếu khóa học của bạn bằng tiếng Anh, bạn sẽ được yêu cầu chứng minh trình độ tiếng Anh thông qua TOEFL hoặc IELTS. Tương tự, nếu khóa học của bạn bằng tiếng Đức, với tư cách là sinh viên quốc tế, bạn sẽ phải cung cấp bằng chứng về trình độ tiếng Đức. Các trường đại học Đức thường yêu cầu trình độ B2 đến C1 để học bằng tiếng Đức.
Một số trường đại học cũng yêu cầu sinh viên quốc tế tham gia một bài kiểm tra năng khiếu, được gọi là TestAS, kiểm tra khả năng đáp ứng các yêu cầu của chương trình cấp bằng.
3. Thu thập và gửi tất cả các tài liệu cần thiết cho việc đăng ký
Để đăng ký vào các trường đại học của Đức, bạn nên đảm bảo rằng mình có đủ tài liệu cần thiết. Nên nộp đơn ít nhất sáu tuần trước thời hạn để có thời gian bổ sung nếu có bất kỳ tài liệu nào bị thiếu. Bạn cũng có thể phải trả phí đăng ký trong một số trường hợp.
Thông thường, các trường đại học Đức sẽ yêu cầu bạn nộp các tài liệu sau đây như một phần trong đơn đăng ký của bạn:
- (Hoàn thành) Đơn đăng ký theo mẫu
- Hộ chiếu hợp lệ và ảnh hộ chiếu
- Bản sao công chứng bằng tốt nghiệp trung học / bằng cấp trước đây của bạn
- Bằng cấp được công nhận có liên quan
- Bảng điểm
- Bằng chứng về trình độ ngôn ngữ (tùy thuộc vào chương trình)
4. Chuẩn bị tài chính
Tài chính là một trong những yêu cầu chính để du học Đức đối với sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia cần thị thực nhập cảnh. Cung cấp bằng chứng về sự ổn định tài chính để cho thấy bạn có thể trang trải chi phí sinh hoạt của mình trong thời gian học tập tại Đức. Hiện tại theo quy định, bạn sẽ cần khoảng 934 euro mỗi tháng cho chi phí sinh hoạt ở Đức, nghĩa là khoảng 11.208 euro mỗi năm. Sinh viên quốc tế thường cung cấp bằng chứng về nguồn tài chính thông qua tài khoản ngân hàng. Nhìn chung, chi phí sinh hoạt ở Đức khá phải chăng.
5. Đừng quên hợp đồng bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là bắt buộc ở Đức, không chỉ đối với công dân mà còn đối với bất kỳ ai nhập cảnh vào nước này. Đức có một hệ thống chăm sóc sức khỏe xuất sắc và được thiết lập tốt. Do đó, họ muốn đảm bảo rằng mỗi người đều có bảo hiểm y tế, kể cả du học sinh. Nếu bạn đến từ các quốc gia không thuộc EU/EEA (và cần thị thực để đến Đức), bạn phải cung cấp bằng chứng về bảo hiểm y tế như một phần của yêu cầu thị thực và ghi danh vào trường đại học.
6. Xin Visa du học Đức
Visa du học Đức cũng là một trong những yêu cầu để học tập tại Đức đối với các ứng viên từ các quốc gia cần thị thực để nhập cảnh, cư trú và học tập tại Đức. Để nhận được thị thực, bạn nên nộp đơn tại đại sứ quán hoặc lãnh sự quán Đức ở nước của bạn. Bạn cần đặt lịch hẹn tại đại sứ quán, thu thập tất cả các tài liệu đăng ký, chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn, trả phí đăng ký và chờ phản hồi.
7. Tìm chỗ ở thích hợp
Một số sinh viên quốc tế thích tìm nhà ở ở Đức trước khi đến nước này. Một số sinh viên muốn tìm chỗ ở sau khi họ đến Đức và chỉ đặt trước phòng khách sạn để có một nơi ở cho đến khi tìm được một hình thức chỗ ở phù hợp. Là sinh viên quốc tế, bạn có thể chọn ký túc xá sinh viên, căn hộ riêng hoặc căn hộ chia sẻ. Tiền thuê nhà có thể là một trong những thách thức tài chính lớn nhất của bạn tùy thuộc vào loại chỗ ở. Những người sống trong căn hộ tư nhân có xu hướng trả nhiều tiền thuê hơn những người sống trong ký túc xá sinh viên hoặc chia sẻ căn hộ với các sinh viên khác.
Khi bạn tìm được chỗ ở, hãy nhớ đăng ký địa chỉ của bạn với văn phòng đăng ký của Đức.
8. Lên đường đến Đức
Sau khi được trường chấp nhận vào học và nhận được visa du học Đức, bạn có thể chuẩn bị hành trang và lên đường đến Đức.
9. Mở tài khoản ngân hàng
Nhiều sinh viên quốc tế quyết định mở tài khoản ngân hàng ở Đức nếu họ dự định ở lại nước này trong thời gian dài hơn. Tài khoản ngân hàng là cần thiết vì nó cho phép bạn xử lý các khoản thanh toán, trả tiền thuê nhà và mua đồ điện tử một cách dễ dàng. Mở tài khoản ngân hàng ở Đức với tư cách là sinh viên quốc tế sẽ thuận tiện và hợp lý hơn so với việc sử dụng tài khoản ngân hàng của bạn ở quê nhà. Ngày nay, bạn cũng có thể mở tài khoản ngân hàng trực tuyến; tuy nhiên, hầu hết các sinh viên quyết định đợi cho đến khi họ đến Đức mới mở tài khoản ngân hàng ở đây.
Để mở tài khoản ngân hàng với tư cách là sinh viên quốc tế tại Đức, bạn sẽ cần các tài liệu sau:
- Mẫu đơn đã điền đầy đủ thông tin.
- Hộ chiếu hợp lệ của bạn và giấy phép cư trú hiện tại của Đức.
- Bằng chứng đăng ký / địa chỉ hiện tại.
- Bằng chứng về thu nhập/việc làm.
- Giấy tờ chứng minh tư cách sinh viên (nếu bạn muốn mở tài khoản sinh viên).
- Số tiền gửi ban đầu (tùy thuộc vào tổ chức tài chính).
- Xếp hạng tín dụng của SCHUFA (chỉ áp dụng cho một số ngân hàng).
10. Ghi danh vào trường đại học
Ghi danh vào đại học là một thủ tục phải hoàn thành khi bạn đến Đức. Đây là một bước quan trọng không nên bỏ qua. Bạn nên cung cấp một bộ tài liệu tại văn phòng phụ trách công tác sinh viên của trường đại học tương ứng và trả phí (thường không quá 350 euro/học kỳ ở các trường đại học công lập). Bạn sẽ phải lặp lại cùng một quy trình mỗi học kỳ, vì vậy bạn có quyền truy cập vào các cơ sở của trường đại học, tham dự các bài giảng và tham gia các kỳ thi.
LỊCH TRÌNH DU HỌC ĐỨC HIỆU QUẢ LÀ NHƯ THẾ NÀO?
- 15 tháng trước khi du học: tìm hiểu thông tin về yêu cầu đầu vào, chi phí, ngành - trường học nổi bật...
- 9 tháng trước khi du học: quyết định ngành - trường và tiến hành thủ tục nhập học
- 4 - 5 tháng trước khi du học: nộp hồ sơ nhập học cho trường và tìm kiếm nhà ở nếu muốn sống trong kí túc xá hoặc khu nhà ở riêng cho HSSV
- Nhận được thông báo từ trường: nộp hồ sơ xin visa du học Đức
- Một tháng trước khi du học: kiểm tra chắc chắn các tài liệu cần thiết, xác định được nơi sẽ ngủ đêm đầu tiên tại Đức và đặt lịch hẹn xem nhà qua email
- Khởi hành đến Đức!
Trong mỗi giai đoạn, bạn sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau. Để giấc mơ du học Đức được hoàn thành trọn vẹn, bạn nên tìm kiếm người bạn đồng hành có kinh nghiệm, uy tín, am hiểu cặn kẽ mọi thông tin.
- Nhận được thông báo từ trường: nộp hồ sơ xin visa du học Đức
- Một tháng trước khi du học: kiểm tra chắc chắn các tài liệu cần thiết, xác định được nơi sẽ ngủ đêm đầu tiên tại Đức và đặt lịch hẹn xem nhà qua email
- Khởi hành đến Đức!
Trong mỗi giai đoạn, bạn sẽ gặp phải những khó khăn khác nhau. Để giấc mơ du học Đức được hoàn thành trọn vẹn, bạn nên tìm kiếm người bạn đồng hành có kinh nghiệm, uy tín, am hiểu cặn kẽ mọi thông tin.
CHI PHÍ ĐI DU HỌC ĐỨC MỘT NĂM TỔNG CỘNG HẾT BAO NHIÊU TIỀN?
Chi phí du học Đức sẽ không khiến bạn quá lo lắng vì quốc gia này chủ yếu cung cấp giáo dục miễn phí và sinh hoạt phí cũng khá phải chăng. Trung bình chi phí du học Đức tại trường công vào khoảng:
Học phí | 16 triệu đồng – 78 triệu đồng/năm |
Sinh hoạt phí | 250 triệu đồng – 280 triệu đồng/năm |
Tổng cộng | 266 triệu đồng – 358 triệu đồng/năm |
Học phí
Đại học
Các trường đại học công lập ở Đức không yêu cầu học phí, nhưng sinh viên phải trả phí hành chính mỗi học kỳ, vào khoảng 300 euro/học kỳ. Riêng bang Baden-Württemberg đã quyết định áp dụng lại học phí đối với sinh viên đến từ các quốc gia ngoài EU, với khoảng 1.500 euro/học kỳ. Học phí tại các cơ sở giáo dục đại học tư thục trung bình từ 11.000 – 15.000 euro/năm.
Sau đại học
Chương trình thạc sĩ tại các trường đại học Đức thường miễn phí nếu chúng được xếp vào loại “liên tiếp” – tức là tiếp nối trực tiếp từ bằng cử nhân liên quan đã đạt được ở Đức. Tuy nhiên vẫn có một khoản phí nhỏ cho mỗi học kỳ để ghi danh, xác nhận và quản lý, cộng với Vé học kỳ. Học phí cho chương trình thạc sĩ “không liên tiếp”, dành cho những người đã lấy bằng cử nhân ở nơi khác trên thế giới, khác nhau giữa các trường đại học và có thể vào khoảng 20.000 euro/năm tại trường công và lên đến 30.000 euro/năm tại các trường đại học tư thục của Đức.
Chương trình tiến sĩ miễn học phí tại tất cả đại học Đức – ít nhất trong 6 học kỳ đầu tiên. Chi phí hành chính không quá 250 euro mỗi học kỳ.
Sinh hoạt phí
Chi phí sinh hoạt tại Đức phần lớn được sinh viên quốc tế đánh giá là hợp túi tiền. Chi tiêu về ăn, uống, quần áo, giải trí, tài liệu học tập hợp lý. Tuy nhiên, chi phí thuê chỗ ở tư nhân thường cao với nhiều sinh viên quốc tế. Bạn có thể tìm thấy các lựa chọn nhà ở giá cả phải chăng như ký túc xá sinh viên hoặc căn hộ chung cư.
Tiền thuê nhà sẽ là chi phí hàng tháng lớn nhất của bạn. Chi phí chỗ ở sẽ rẻ hơn nếu bạn sống trong căn hộ chung (giá thuê trung bình 280 euro mỗi tháng) hoặc ký túc xá sinh viên (234 euro mỗi tháng). Giá thuê trung bình hàng tháng tại Munich 1.094 euro, Frankfurt 869 euro, Hamburg 839 euro, Berlin 796 euro.
Dựa trên dữ liệu từ DAAD, các chi phí khác trung bình hàng tháng như sau:
Ăn uống | 170 euro |
Tài liệu học tập | 20 euro |
Điện thoại, Internet, quần áo… | 80 euro |
Đi lại | 100 euro |
Giải trí | 60 euro |
Bảo hiểm y tế | 110 euro |
Sinh viên quốc tế ở Đức tài trợ cho việc học của họ bằng nhiều cách, thông qua tiết kiệm, thu nhập của cha mẹ/người giám hộ hoặc học bổng. Nhiều sinh viên làm việc bán thời gian trong thời gian học để có thêm thu nhập cho các chi phí khác ngoài học phí và chi phí chính thức ở Đức. Sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia ngoài EU có thể làm việc 120 ngày (toàn thời gian) hoặc 240 ngày (bán thời gian) mỗi năm ở Đức. Thông qua công việc bán thời gian, họ có thể kiếm được tới 450 euro/tháng mà không phải đóng thuế. Một số trường có chính sách hỗ trợ tài chính cho du học sinh khoảng 300 euro/tháng.
* DỊCH VỤ XIN VISA DU HỌC ĐỨC
Liên hệ tư vấn: 0858 109 404 - 0912 51